Giới trẻ sôi sục với hàng fake
Dung, cô gái trẻ 22 tuổi tại Hà Nội mới sắm được một chiếc túi LV (Louis Vuitton), đi đâu cũng khoe là túi fake (hàng giả) cao cấp, rằng cô đã phải bỏ ra tới gần 2 triệu đồng mới rinh được “em nó” về.
Dung nói đầy tự hào: “Nếu em không nói, đố ai biết đây là fake vì trông giống như thật, kể cả cho sờ hẳn hoi vẫn khó mà phân biệt được”.
Cô chỉ là một ví dụ nhỏ trong trào lưu mua hàng fake đang nở rộ. Những người này thừa nhận họ mê mẩn mẫu mã, kiểu dáng của hàng hiệu, nhưng lại không có đủ tiền, hoặc “xót ruột” khi bỏ cả đống tiền đổi lấy một chiếc túi, đồng hồ, hay điện thoại. “Giải pháp là mua hàng fake cao cấp, vừa rẻ hơn hàng chục lần mà vẫn đẹp”, một tín đồ hàng fake khẳng định.
Trào lưu mua hàng fake đặc biệt sôi nổi trên các diễn đàn mạng, nơi có nhiều đề tài bàn luận nóng sốt như làm thế nào để phân biệt hàng fake loại một với loại 2, 3, 4, hay dòng sản phẩm nào fake giống nhất, dòng nào khó giống nhất. Không như việc mua nhầm hàng giả, trào lưu fake cao cấp nhận được sự đồng thuận của các người mua lẫn người bán.
Người bán hàng fake “cao cấp” thường dùng ảnh sản phẩm thật để quảng cáo cho thêm phần “long lanh”. |
Có cung ắt có cầu, hàng loạt cửa hàng mọc ra với những lời rao như “LV, Hermès fake loại một”, “Nokia 8900 siêu fake đẳng cấp lên tiếng” hay “Bán các loại perfume fake loại một gần bằng xịn”. Hàng fake được bán chủ yếu trên mạng nhằm hạn chế khả năng bị cơ quan chức năng để mắt.
Trên thị trường hàng fake, túi là sản phẩm được ưa chuộng nhất, trong đó phổ biến là Louis Vuitton. Túi xách fake của Hermès cũng được nhiều người “ngưỡng mộ” nhưng nhu cầu ít hơn. “Túi xịn của Hermès giá lên đến hàng chục nghìn USD thì túi fake cũng phải “đẳng cấp” theo. Hermès fake tầm vài ba triệu trông “dại” lắm, không thể nào giống thật được”, một người bán hàng fake chia sẻ kinh nghiệm trên cửa hàng ảo của mình. Mới đây, một cô nàng chịu chơi đã khiến bạn bè “lác mắt” khi chi 16 triệu đồng cho một chiếc Hermès fake.
Túi LV giả đang được trưng bày để khách hàng phân biệt hàng thật, hàng nhái. |
Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị trường túi fake trở nên hỗn loạn vì người bán nào cũng cam đoan rằng hàng của mình là hàng loại một, trong khi có nơi thật ra chỉ bán loại 2, 3. Tình huống này khiến người tiêu dùng từ chỗ tìm cách phân biệt hàng giả với hàng thật, sang rỉ tai nhau cách phân biệt fake “xịn” với fake “đểu”.
Theo lời giải thích của một người bán, túi hàng fake cũng chia ra thành nhiều đẳng cấp hẳn hoi. Hàng đổ đống thì chỉ dùng chất liệu bình thường, rẻ tiền, bán với giá hơn 100.000 đến 300.000 đồng mỗi chiếc ở ngoài chợ. Hàng cao cấp dùng chất liệu đắt hơn như da dê, da bò thật.
Không chỉ túi xách được ưa chuộng mà nước hoa fake “cao cấp” cũng được nhiều bạn trẻ lùng mua. Các chủ hàng dành những lời có cánh để quảng cáo như: “Singapore là nước đi đầu trong việc fake lại những thương hiệu nước hoa nổi tiếng trên thế giới. Với cùng một công thức sản xuất nhưng độ tinh dầu ít hơn, họ đã cho ra đời những chai nước hoa giống đến 99%”. Do giá nước hoa chính hãng chỉ dăm ba triệu đồng một chai nên nước hoa nhái cũng chỉ từ 200.000 đến 500.000 đồng. Theo lời một người chuyên bán nước hoa fake trên mạng, khách hàng chủ yếu là sinh viên, học sinh, những người chưa làm ra tiền nhưng vẫn có nhu cầu “thể hiện đẳng cấp